Bạn đang muốn sắm bộ loa để hát karaoke tốt nhất nhưng không biết lựa chọn loại loa gì, thương hiệu nào uy tín. Hôm nay chuyên gia của Hoàng Bảo Khoa giới thiệu tới bạn một số dòng loa dùng tốt cho karaoke phân chia theo thương hiệu và chất lượng loa tham khảo như bài này nhé.
Loa full Karaoke passive
Tannoy TKT105 - dòng loa karaoke 3 đường tiếng
Loa full Karaoke active
Các dòng loa Sub Karaoke chủ động & thụ động
Loa siêu trầm passive
Loa siêu trầm active
Loa active là gì?
Khi bạn tìm mua hệ thống âm thanh để sử dụng, ta thường thấy loa được chia ra làm 2 loại là Active Speaker (loa liền công suất, liền amply) và Passive Speaker (loa công suất rời). Bài viết này mình sẽ giải thích về sự khác nhau này và nêu một số điểm mạnh điểm yếu của loại loa này.
Tín hiệu âm thanh đi ra từ nguồn phát như mixer, điện thoại, máy tính, đầu CDJ.. đều rất nhỏ. Tín hiệu đó không thể làm cho những chiếc loa kêu được. Do vậy, cần có một thiết bị nữa nằm ở giữa những thiết bị phát và loa đó là amply công suất (còn gọi là power amplifier). Amply có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu từ thiết bị phát (nguồn tín hiệu nhỏ) thành đủ lớn để cho loa có thể phát ra âm thanh.
Về cơ bản là vậy, và Active hay Passive được xuất hiện từ cái thiết bị mang tên “amply”.
Bởi thế các nhà sản xuất loa đã tìm cách tích hợp amply vào loa để giúp khách hàng giảm chi phí cũng như đơn giản hóa việc sử dụng, tạo sự tiện lợi cho khách hàng. Chữ Active mang nghĩa “chủ động” tức là hệ thống loa tự chủ động hoạt động được, còn Passive mang nghĩa “bị động” tức hệ thống loa không tự hoạt động được cần phải có amply.
Cấu tạo loa active khá đơn giản: là loa thùng có thêm cục công suất bên trong. Ngoài ra, một số hãng còn nhét thêm phần xử lí số (DSP) có reverb, echo, spatial sound (âm thanh vòm), equalizer, bluetooth v.v để nâng cao chất lượng âm thanh & tiện dụng.
Các ưu điểm của Loa active
1- Gọn nhẹ: Như đã trình bày ở trên, do tích hợp bên trong loa nên không phải mất thêm chỗ để bố trí cái amply trong phòng.
2- Giá thành rẻ: Loa có amply nên đỡ rất nhiều $ mua amp cũng như dây kết nối. Nếu tính trung bình dây loa là 5m x 2loa x 50.000đ = 500.000đ và cục công suất Crown bãi 13-15tr thì loa active tiết kiệm đc kha khá cho 2 món này.
3- Loa active bên trong mỗi loa có amply nên tránh được tình trạng nhiễu xuyên kênh nếu dùng 1 amp rời. Amply trong loa thường là class D hiệu suất cao - tiêu thụ điện năng ít, rất lợi cho các bác mở phòng karaoke.
4- Trong loa active thường được trang bị bộ DSP, cái này bạn nào làm prosound hiểu rõ nhất về giá trị của nó. Nôm na DSP là kỹ thuật chuyển đổi AD/DA tiên tiến nên có thể chia nhỏ các giải tần ra để cân chỉnh tùy theo phòng hay vị trí loa.
5- Dễ sử dụng, dễ vận chuyển: Do đã được tích hợp amply bên trong nên chỉ cần nguồn âm là chơi, rút ngắn thời gian set up & nhẹ nên tiện vận chuyển.
Các nhược điểm của Loa active
1- Loa active khi lắp đặt phải có nguồn điện kèm theo, nên bảo trì định kỳ thường xuyên hơn loa passive.
2- Khó nâng cấp: Khi muốn nâng cấp công suất của loa ta phải bán cả loa và mua cái mới.
Mua loa karaoke ở đâu chính hãng, giá như thế nào?
Kết luận cho bộ dàn karaoke gia đình
Vứt bớt dây loa + amply đi, với loa active mọi việc trở nên dễ dàng hơn khi bộ dàn karaoke gia đình hoặc nghe nhạc chỉ cần:
1- Đôi loa active hay thậm chí 1 cái loa
2- Smartphone kết nối internet & bluetooth
3- Bộ mic tương đối
4- Vang số hay mixer (có đời loa active tích hợp luôn)
5- Đầu phát & TV (Loa có bluetooth làm nhiệm vụ này luôn)
Thật sự dòng loa karaoke active đáp ứng được yêu cầu ca hát của các bạn, thậm chí cho cả biểu diễn bán chuyên nghiệp lẫn chuyên nghiệp. Một số hãng loa như Meyer Sound, EAW… toàn bộ chỉ sản xuất loa active, thậm chí cả dòng line array cỡ lớn công suất khủng.