Tìm hiểu về các bộ xử lý tín hiệu trong dàn âm thanh

28/10/2021    1,553    4.23/5 trong 14 lượt 
Tìm hiểu về các bộ xử lý tín hiệu trong dàn âm thanh
Thế giới Âm thanh thật bao la, thiết bị xử lý âm thanh cũng vậy. Để không lạc vào ma trận của thiết bị kém chất lượng nguồn gốc không rõ ràng, Quý khách hãy chọn bộ xử lý âm thanh chính hãng Compressor/Limiter, Effects, Crossover, Microphone Preamps, Feedback, Equalizer, DSP từ các hãng tên tuổi lâu đời như Midas, Klark Teknik, Behringer, Denon, TC Helicon, TC Electronic do công ty Hoàng Bảo Khoa nhập khẩu và phân phối với giá tốt nhất.

1. Mixer (bàn trộn tín hiệu âm thanh)

Mixer

Tính năng chính của mixer là kết nối, trộn các tín hiệu đầu vào, xử lý và chuyển đi cho các thiết bị khác như Bộ Khuếch Đại Công Suất (power amplifier), thiết bị thu âm v.v. Các nguồn tín hiệu đầu vào như: nhạc cụ, microphones,… có tín hiệu rất nhỏ. Do đó chúng cần phải được khuếch đại lên để đạt mức chuẩn trong âm thanh, hoặc gia giảm trong trường hợp tín hiệu đầu vào quá lớn gây vỡ tiếng, Tính năng điều chỉnh tín hiệu đầu vào này được tích hợp sẵn trong các mixer, thường thông qua nút vặn hoặc các cần đẩy (fader) để thực hiện các chức năng xử lý tín hiệu âm thanh. Midas M32 Live, Behringer X32 Compact.... một số mẫu Mixer được anh em ProSound ưa chuộng. 

2. Effects (Bộ tạo Hiệu ứng)

Effect

Có bao giờ bạn tự hỏi sao 1 số ca sĩ hát youtube hay đến thế mà ra đời thường lại không hay bằng? Câu trả lời đơn giản là họ đã dùng bộ Effects để tạo hiệu ứng cho giọng hát thêm bay bổng, tất nhiên có chất giọng hay sẵn sẽ hay hơn chứ bộ Effects không thể biến vịt cỏ thành thiên nga trong vòng 1 nốt nhạc. Các bộ Effects thông dụng là Behringer FX2000 Effect, M100 - Effects and Signal Processors TC ELECTRONIC M100, PERFORM-VG -- Voice Processors TC HELICON PERFORM-VG

3. Equalizer (bộ lọc tín hiệu âm thanh)

Equalizers

EQ có chức năng chung là điều chỉnh âm sắc cho dàn âm thanh.  EQ cho phép người sử dụng tăng, giảm các giải tần số của tín hiệu âm thanh từ mixer truyền đến equalizer, từ 20Hz-20kHz, trong dải tai người có thể nghe được.

Ngoài ra, equalizer còn được dùng để cân chỉnh cho âm sắc của các tín hiệu đầu vào và khả năng của loa sao cho phù hợp với không gian sử dụng, âm thanh ra đẹp, trong, không bị rít, hú.

Mỗi dàn âm thanh thường có từ 1-2 equalizer để chỉnh âm sắc. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu thực tế cần chỉnh âm sắc riêng biệt cho từng thiết bị đầu vào là khác nhau như: micro, nhạc cụ và nhạc nền… Vì thế đối với những dàn âm thanh lớn, nhiều người ưu tiên sử dụng các loại mixer kỹ thuật số (digital mixer). Các loại mixer này tích hợp sẵn nhiều bộ máy equalizer và cho phép tùy chỉnh từng đường tín hiệu đầu vào với 1 máy equalizer riêng biệt để tạo nên hiệu quả âm thanh tốt nhất.

4. Crossover (phân tần cho loa)

Crossover

Tín hiệu đầu ra chỉ có một nhưng trong nhiều trường hợp những dàn âm thanh lại bao gồm nhiều cụm loa chia chức năng khác nhau:

-       hệ thống loa cho giải cao, giải trung, giải trầm

-       hệ thống loa siêu trầm

-       hệ thống loa monitor

Những cụm loa này có thế mạnh riêng, chia ra theo một dải tần số nhất định để chất lượng âm thanh tối ưu. Do đó cần phải có crossover để phân chia tần số cho từng cụm loa theo khả năng và mục đích sử dụng.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn từng bộ phân tần khác nhau. Đối với những dàn máy analog cồng kềnh, phức tạp, bạn phải phân chia thành 3 bộ xử lý riêng biêt. Nhưng công nghệ digital hiện đại giúp bạn có thể tích hợp tất cả các tính năng này chỉ trong một thiết bị.

5. Feedback (bộ chống hú)

Feedback

Dàn âm thanh xuất hiện tiếng hú do vị trí của micro gần với vị trí đặt loa. Khi bạn hát, micro thu âm và phát ra loa, vô tình âm thanh phát ra từ loa lại được micro thu âm lại và khuếch đại lên theo cấp số nhân. Cứ thế tạo ra nhiều vòng tuần hoàn như vậy, gây ra hiện tượng micro bị hú. Cách chống hú hiệu quả là cắt đi các tần số gây hú bằng cách dùng bộ chống hú Behringer FBQ100, FBQ1000, Klark Teknik DF1000 Feedback Controllers khi đó bộ Feedback sẽ tự động dò ra tần số gây hú và triệt tiêu 1 cách hiệu quả.

6. Compressor/Limiter (bộ nén/ giới hạn tiếng)

Compressor

Compressor/Limiter được dùng cho mục đích hạn chế những tín hiệu âm thanh vượt quá mức cho phép, đặc biệt đối với những tiếng bass, treble. Khi một tín hiệu âm thanh hoạt động, được amply khuếch đại để truyền đến loa phát ra thì thường sẽ bị biến dạng trong một khoảng nhất định, gây ra những tiếng khó chịu cho tai người nghe. Và compressor/limiter cắt những tần số vượt ngưỡng âm thanh mà người dùng đặt ra để khắc phục những trường hợp như thế.

Do công nghệ ngày càng phát triển, hiện nay các dàn âm thanh đa số sử dụng các bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số (còn gọi là DSP–Digital Signal Processing) với nhiều kết nối đầu vào – ra đa dạng, khả năng xử lý tín hiệu âm thanh đa nhiệm như Equalizer, Compressor/Limiter, Effects, Delay, Crossover v.v cho các ngõ ra riêng biệt để bạn bố trí dàn âm thanh một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. DCX2496 Bộ Xử Lý Tín Hiêụ Behringer, Lake LM Series hay thậm chí 1 mixer số nhỏ giá rất rẻ như Behringer Flow8 cũng có đủ các chức năng trên cho phép người dùng có thể cân chỉnh âm thanh chuyên sâu và tiện lợi nhất thông qua phần mềm.

Trên đây là chức năng của những thiết bị xử lý tín hiệu trong dàn âm thanh. Để tìm hiểu thông tin chi tiết bạn có thể truy cập: https://hoangbaokhoa.com/signal-processors.php hoặc gọi về Hotline: 0799030088 - 09094 777 88. Đội ngũ kỹ thuật viên của Hoàng Bảo Khoa sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

CÔNG TY TNHH HOÀNG BẢO KHOA

Head Office: 396 Lê Văn Lương, P.Tân Hưng, Quận 7 TP.HCM
Liên hệ: 028.73003875
 
CHƯƠNG TRÌNH MIỄN PHÍ SHIP HỎA TỐC TOÀN QUỐC

Liên Hệ

  • Mr.Khanh
  • Mrs.Diễm
  • Mr.Tín

Thời gian làm việc

Thứ Hai    07:30 - 17:00
Thứ Ba     07:30 - 17:00
Thứ Tư 07:30 - 17:00
Thứ Năm 07:30 - 17:00
Thứ Sáu 07:30 - 17:00
Thứ Bảy 07:30 - 17:00

Tìm kiếm